Rỉ đường hay rỉ mật, mật rỉ, mật rỉ đường, còn được gọi ngắn gọn là mật, là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường (đường mía, đường nho, đường củ cải). Chất lượng của rỉ đường phụ thuộc vào độ chín của mía hoặc củ cải nguyên liệu, lượng đường chiết được và phương pháp chiết đường.
Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường.
Khoảng 75% tổng lượng rỉ mật của thế giới có nguồn gốc từ mía (Saccharum officinarum), gần 25% từ củ cải đường (Beta vulgaris). Nói chung, sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất, khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.
Trong rỉ đường mía còn một lượng đường nhỏ. Không giống như trong đường tinh luyện, rỉ đường chứa một lượng vitamin và một lượng đáng kể một số chất khoáng như calci, magie, kali và sắt, mỗi thìa cà phê rỉ mật có thể cung cấp 20% giá trị hàng ngày cần thiết đối với các khoáng chất này. Rỉ đường được sử dụng trong chế biến thực phẩm và dùng để sản xuất cồn etylic cũng như làm thức ăn cho trâu bò.
Loại rỉ đường này khác so với rỉ đường mía. Rỉ đường củ cải chứa 50% đường tính theo chất khô, chủ yếu là saccaroza và một lượng đáng kể glucoza và fructoza. Nó cũng là nguồn biotin (vitamin H hay B7) đáng chú ý. Các chất không phải đường khác gồm có các chất khoáng như calci, kali, oxalat và chloride. Rỉ đường củ cải cũng chứa các hợp chất betaine và trisaccarid raffinoza. Các chất này là kết quả của quá trình cô đặc dịch củ cải đường cũng như từ các phản ứng trong quá trình chế biến, làm cho loại rỉ đường này có cảm quan kém hấp dẫn. Vì vậy chúng chủ yếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi, trực tiếp hoặc sau khi lên men.
Với kỹ thuật hiện đại ở quy mô công nghiệp, phần được trong rỉ củ cải đường có thể tiếp tục được tách ra. Rỉ đường củ cải cũng được dùng trong sản xuất nấm men.
Ở miền Trung Á,ngoài mía và củ cải, rỉ đường có thể được sản xuất từ cây carob, nho, chà là, lựu... Ở Nepal, rỉ đường còn được gọi là chaku và là nguyên liệu để làm bánh mì "Yomari" của người Newari.
Do tính chất không ổn định, rỉ mật chỉ được dùng làm nguyên liệu hoặc phụ gia thực phẩm đơn giản.
Người Việt Nam gọi rỉ đường từ mía là mật mía. Dùng mật mía để ăn với bánh giò hay nấu các món ăn khác.
Mỗi thìa rỉ đường (20 g) chứa 58 Kcal, 14,95 g of carbohydrat và 11,10 g các loại đường sau:
- Sucrose: 5,88 g
- Glucose: 2,38 g
- Fructose: 2,56 g
- Calci: 400 mg (50% RDA)
- Sắt: 13 mg (95% RDA)
- Magnesium: 300 mg (38% RDA)
Công dụng của mật rỉ đường trong chăn nuôi
- Trộn trực tiếp mật rỉ đường với thức ăn công nghiệp, bắp ngô, lúa mì, cám gạo, rơm,…hoặc pha vào nước uống cho gia súc, gia cầm. Mật rỉ trộn với các loại cám, thức ăn sẽ làm tăng độ ngọt, chất dinh dưỡng, kích thích vật nuôi ăn ngon miệng và nhiều hơn, giúp bà con giảm bớt chi phí thức ăn. Ngoài ra, mật rỉ cũng có chứa nhiều chất khoáng, nguyên tố đa và vi lượng, thúc đẩy quá trình phát triển cho vật nuôi.
- Sử dụng mật rỉ đường để ủ chua các loại nguyên liệu như cây bắp, bã sắn, cỏ xanh,…để cho gia súc ăn, dự trữ lâu ngày, phòng trường hợp khi thức ăn quá nhiều gia súc không ăn hết kịp hoặc hạn hán, mưa bão không có cỏ.
- Bà con có thể ủ chua cỏ với công thức đơn giản sau đây: 100 kg cỏ (thân cây bắp, lúa mì…) cắt nhỏ + 3kg rỉ mật đường + một ít muối ăn trộn đều rồi ủ trong bao ni lông nén kín, không để không khí lọt vào. Khoảng 2 đến 3 tuần, cỏ vàng và có mùi chua như mùi dưa muối, là chúng ta có thể cho trâu, bò ăn được.
- Một loại vật nuôi khác tuy mới xuất hiện nhưng cũng đang được rất nhiều bà con quan tâm và đầu tư nuôi, đó chính là ruồi lính đen. Tuy nhiên, thức ăn của ruồi lính đen lại chủ yếu là các loại rau, củ, quả hư hỏng, thức ăn thừa, các loại phế phẩm trong nông nghiệp như: xác đậu nành, cám gạo… trong quá trình cho ấu trùng ruồi ăn sẽ phát sinh ra mùi hôi rất khó chịu và nhiều loại vi khuẩn độc hại. Để khắc phục tình trạng này bà con có thể sử dụng mật rỉ đường và men vi sinh ủ thành men sinh thứ cấp, rồi phun xịt lên thức ăn của ruồi để giảm mùi hôi khó chịu và cung cấp các loại vi sinh vật có ích.
Công dụng của mật rỉ đường trong trồng trọt
- Bà con có thể pha loãng mật rỉ đường với nước và tưới vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học, cải tạo và tạo độ xốp cho đất, nhưng cách này sẽ có tác hại nhất định vì ngoài các vi sinh vật có lợi thì mật rỉ đường cũng có thể làm phát sinh các vi sinh vật có hại cho đất và cây trồng, chúng ta nên hạn chế thực hiện theo cách này.
- Cách sử dụng mật rỉ đường hiệu quả nhất là dùng nó để hoạt hóa các loại men vi sinh, ủ các loại phân hữu cơ từ các nguyên liệu như: phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu, đậu tương,...
Ứng dụng của mật rỉ đường trong trồng trọt và chăn nuôi |
Lưu ý khi sử dụng mật rỉ đường
- Bà con nên đun sôi mật rỉ đường trước khi sử dụng, để tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong mật…Trong quá trình đun, cần bù nước vào cho mật, tránh để mật bị cháy khét làm ảnh hưởng đến chất lượng.
- Thời gian sử dụng tốt nhất của mật rỉ đường là: 1 năm. Mật rỉ đường để lâu cũng sẽ bị hư, nhớt và có mùi hôi khó chịu…
CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG NÔNG NGHIỆP AGRICO
Hotline: 0985 836 718
Địa chỉ: Lô A7 – A8 đường số 11, KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Bình Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét