Thứ Tư, 2 tháng 8, 2023

Phương pháp chăm sóc heo con sau cai sữa bà con cần biết

Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc…

 

1. Đặc điểm và kỹ thuật cai sữa lợn con

 

Chỉ cai sữa cho lợn con khi lợn con đã ăn quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi trong đàn đang có lợn con ốm. Lợn con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và lợn con. Nên cai sữa cho lợn con trong khoảng 28 ngày tuổi đối với lợn lai; 21 ngày đối với lợn ngoại.

 


Trong thời gian từ 3 – 5 ngày trước khi cai sữa, hạn chế lượng thức ăn, nước uống hàng ngày của lợn mẹ, không cho lợn mẹ ăn rau xanh và củ quả để giảm dần tiết sữa.

 

Trước khi cai sữa lợn con từ 3 – 5 ngày, hạn chế dần số lần cho bú. Thời gian tách mẹ tốt nhất là vào ban ngày.

 

Khi cai sữa, nên để lợn con lại chuồng một thời gian để tránh lợn con không bị thay đổi môi trường đột ngột và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện.

 

Tách mẹ ra khỏi đàn

 

– Giảm nhẹ mức ăn của lợn con trong 3 – 4 ngày cai sữa đầu tiên để tránh tiêu chảy. Không thay đổi loại thức ăn cho lợn con vào ngày cai sữa. Tiếp tục cho lợn con ăn thức ăn tập ăn chất lượng cao trong 20 – 30 ngày tiếp sau cai sữa.

 

– Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn cho lợn nái trong vòng 3 – 5 ngày và chuẩn bị tiếp tục cho phối giống.

 

– Lợn con dễ bị stress (căng thẳng) sau khi cai sữa vì thiếu lợn mẹ và chuyển đổi khẩu phần ăn từ sữa sang thức ăn khô.

 

– Bộ máy tiêu hoá của lợn con vẫn chưa phát triển đầy đủ. Lợn rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá.

 

– Khả năng điều hoà thân nhiệt của lợn con còn kém. Sức đề kháng của cơ thể vẫn chưa cao. Cần chăm sóc lợn con cẩn thận, cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để lợn con phát triển tốt.

 

– Lợn con cần được vận động nhiều để phát triển thể chất.

 


 

2. Chăm sóc lợn con sau cai sữa

 

2.1. Thức ăn và cách cho ăn

 

Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc… nên dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa, có thể phối trộn từ bột ngô, bột đậu tương, gạo lứt, tấm xay, bột cá nhạt, bột xương…

 

Cách cho ăn khi cai sữa:

 

Ngày sau cai sữa

Thức ăn tập ăn (%)

Thức ăn của lợn sau cai sữa (%)

Ngày thứ 1

100

0

Ngày thứ 2

75

25

Ngày thứ 3

50

50

Ngày thứ 4

25

75

Ngày thứ 5

0

100

 

Sau cai sữa, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy, nâng dần lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do.

 

Máng ăn, máng uốngCần có máng uống riêng, đặt ở độ cao thích hợp, không để lợn con trèo vào đái, ỉa và uống phải nước bẩn mất vệ sinh. Chiều dài máng ăn khoảng 20 cm/đầu lợn và nên chia ngăn để tất cả lợn con có thể được ăn cùng một lúc. Chiều cao máng khoảng 12 – 13 cm, chiều rộng đáy khoảng 20 – 22 cm.



 

2.2. Điều kiện chuồng nuôi

 

Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

 

Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25 – 27°C. Thay đổi đột ngột nhiệt độ chuồng nuôi sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

 

Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi.

 

– Lợn đủ ấm: Con nọ nằm cạnh con kia.

 

– Lợn bị lạnh: Nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

 

– Lợn bị nóng: Nằm tản mạn mỗi nơi 1 con, tăng nhịp thở.



 

2.3. Vệ sinh phòng bệnh

 

– Lợn con sau cai sữa thường gặp 2 bệnh chính là bệnh tiêu chảy và viêm phổi. Cần phòng tránh và phát hiện sớm, can thiệp kịp thời khi bị bệnh.

 

– Đảm bảo thức ăn, nước uống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý.

 

– Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên.

 

– Không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt.

 

– Tiêm phòng đầy đủ cho lợn con.

              

TS. Nguyễn Thị Liên Hương

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia


CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG NÔNG NGHIỆP AGRICO

Hotline: 0985 836 718

Địa chỉ: Lô A7 – A8 đường số 11, KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Bình Định

Email: dinhduongnongnghiepagrico@gmail.com

https://thucanchannuoiagrico.blogspot.com

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023

Phương pháp ủ chua dự trữ thức ăn cho trâu bò vào mùa đông bà con cần biết

Thức ăn thô xanh là loại thức ăn chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần như Protein, các Vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng thiết yếu và các chất có hoạt tính sinh học cao. Thức ăn thô xanh chiếm vị trí rất quan trọng đối với đàn trâu bò và chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên nguồn thức ăn thô xanh thường mang tính mùa vụ và phát triển dồi dào trong vụ xuân và hè thu.

Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Phương pháp ủ chua dự trữ thức ăn cho trâu bò vào mùa đông bà con cần biết

Vào mùa đông, thời tiết trở nên bất thường và mưa rét đậm, rét hại, gia súc phải được nhốt trong chuồng hoặc ít được chăn thả, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, thì việc dự trữ thức ăn thô xanh cho trâubò là hết sức cần thiết. Ngoài ra việc chế biến ủ chua thức ăn sẽ kích thích vị giác ăn ngon miệng, cải thiện chất lượng dinh dưỡng do hoạt động của vi sinh vật giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng...
 Để chủ động nguồn thức ăn bổ sung cho trâu, bò trong mùa đông, bà con chăn nuôi có thể áp dụng phương pháp ủ chua để dự trữ thức ăn như sau:

1. Nguyên lý
Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí (không có oxi). Nhờ hệ vi sinh vật lên men, tạo ra axít lactic và một lượng nhất định các axít hữu cơ khác, tạo môi trường có pH thấp từ 4- 4,5 ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hỏng, thối nguyên liệu nhờ vậy thức ăn được bảo quản lâu dài.

2. Sử dụng nguyên liệu ủ chua
Nguyên liệu làm thức ăn ủ chua rất đa dạng, đó là các phần còn lại sau thu hoạch như thân lá cây ngô, ngọn lá mía, ngọn lá sắn, các loại cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ghilê, cỏ sả,... Nhìn chung nguyên liệu sau khi thu cắt cần được ủ ngay tránh để lâu, dễ bị thối ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ủ chua, Nếu nguyên liệu nhiều nước có thể phơi tái trước khi ủ đảm bảo độ ẩm trung bình khoảng 65-70%.
Nguyên liệu trước khi ủ phải sạch sẽ, rũ bỏ hay rửa sạch đất cát, sau đó chặt hay cắt nhỏ thành những đoạn kích thước khoảng 3 – 5 cm để có thể nén chặt trong quá trình ủ và thuận tiện cho gia súc ăn sau này.
Ngoài ra bà con còn cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu bổ sung như: 5 – 10kg bột ngô hoặc cám gạo và 0,5kg muối ăn. Nếu nguyên liệu già nhiều xơ ít đường cần cho thêm 2 – 5 lít rỉ mật. (Lưu ý: khối lượng nguyên liệu bổ sung này sử dụng cho 100kg thức ăn xanh).

Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Phương pháp ủ chua dự trữ thức ăn cho trâu bò vào mùa đông bà con cần biết

3. Phương pháp ủ chua
Bước 1: Băm và phơi nguyên liệu
Sau khi thu hoạch cỏ, rơm rạ hoặc phụ phẩm nông nghiệp tiến hành băm thái thành từng đoạn 3 - 5cm. Sau khi đã thái cỏ xong, bà con đem đi phơi tái để làm giảm bớt hàm lượng nước có trong cỏ xuống 65 - 70% là thích hợp và tiến hành đem ủ. Cách kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ chua thức ăn cho trâu bò: nắm 1 nắm cỏ đã phơi trong vòng 1 phút rồi nhả từ từ ra và quan sát. Nếu cỏ mở ra từ từ, để lại các nếp gấp không rõ ràng ở trên thân lá và không bị gãy nát thì đã đạt đủ điều kiện. Nếu cỏ mở ra từ từ, không để lại nếp gấp trên thân lá, không bị gãy nát thì cỏ vẫn còn khá tươi, cần được phơi tiếp. Còn nếu cỏ mở bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%.

Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Phương pháp ủ chua dự trữ thức ăn cho trâu bò vào mùa đông bà con cần biết


Bước 2: Cân và phối trộn nguyên liệu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu theo công thức phía trên, tiến hành phối trộn nguyên liệu. Lưu ý, nên trộn muối ăn với bột ngô, cám gạo cho đều trước rồi đem trộn đều hỗn hợp này với cỏ.
Bước 3: Phương pháp ủ chua thức ăn cho trâu bò
– Sử dụng bao nilong để ủ: Cho từng lớp vào bao với chiều cao mỗi lớp từ 15 -  20cm, rồi nén chặt trên toàn bộ bề mặt, xung quanh thành bao và các góc, để đuổi hết không khí ra khỏi bao, đảm bảo hiệu quả nguyên liệu vào cho quá trình lên men. Tiến hành nén các lớp khác tương tự như hướng dẫn cho đến khi đầy bao, buộc chặt đầu bao và ghi ngày tháng ủ, đem bao tải để vào nơi khô ráo thoáng mát, đảm bảo không cho chuột bọ, gián và các loài gặm nhấm cắn thủng bao tải, tránh không khí xâm nhập làm nấm mốc sinh sôi, gây ôi thối thức ăn ủ chua.
Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Phương pháp ủ chua dự trữ thức ăn cho trâu bò vào mùa đông bà con cần biết


– Sử dụng hố ủ: vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem ủ nguyên liệu. Lót gạch hoặc một lớp rơm khô xuống đáy hố, bao xung quanh bằng bạt dứa, bao nilon đảm bảo hố ủ kín, không hở để khí không chui được vào. Cách nén nguyên liệu trong phương pháp ủ chua thức ăn cho trâu bò tương tự nhau dù sử dụng bất kì loại vật dụng chứa đựng nào. Khi nguyên liệu đầy hố, tiến hành phủ 1 lớp rơm rạ và đậy kín bằng bạt, nilon đảm bảo không cho không khí và nước mưa thấm vào hố.
Sau khi ủ chua khoảng 15 – 20 ngày có thể lấy thức ăn ra và cho trâu bò ăn được.

Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Phương pháp ủ chua dự trữ thức ăn cho trâu bò vào mùa đông bà con cần biết


4. Cách sử dụng và một số lưu ý khi ủ thức ăn cho trâu bò
Kiểm tra chất lượng thức ăn và cách cho trâu, bò ăn
 - Trong thời gian đầu chỉ nên cho vật nuôi ăn một lượng nhỏ cho bò quen dần, sau đó tăng dần số lượng, một ngày cho bò ăn khoảng 5-10kg thức ăn ủ chua ngoài ra, có thể ăn kèm với cỏ xanh và rơm.
- Tuy nhiên, không thể sử dụng hoàn toàn thức ăn ủ chua thay thế thức ăn xanh vì có thể gây rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy cho bò vì ăn quá nhiều.
Lưu ý: Trước khi  cho bò ăn bà con cần kiểm tra màu sắc của cỏ sau khi đã ủ chua phải có màu vàng giống với màu vàng dưa chua, có mùi thơm, không bị mốc. Không cho gia súc ăn thức ăn khi ủ đã bị hỏng.



* Một số lưu ý khi ủ thức ăn cho trâu, bò
Trước khi đem ủ, nếu nguyên liệu ử được phơi tái là tốt nhất (vừa diệt côn trùng, ấu trùng vừa tránh các hiện tượng nấm mốc, đảm bảo chất lượng ủ).
Đảm bảo nguyên liệu được nén chặt sẽ được chất lượng thức ăn ủ tốt. Buộc kín túi hoặc đậy kín hố ủ để tránh hở không tạo được khả năng lên men khi ủ.
Khi lấy thức ăn từ bể hoặc túi ủ nên lấy gọn gàng, phần nào ủ trước thì lấy trước, lấy xong thì che đậy lại ngay nhằm hạn chế không khí lọt vào.

Tham khảo Hồ Nguyễn Ngọc Thảo Tiên

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi

Nuôi heo thịt cần đảm bảo về tốc độ sinh trưởng phát triển tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, công chăm sóc nuôi dưỡng ít, phẩm chất thịt tốt nhất.

Vậy, bạn đã biết cách chăm sóc heo thịt chưa? Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả, tốt nhất mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!


Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi


1. Lên khẩu phần ăn hợp lí, đa dạng

 

Khẩu phần ăn cho heo thịt vô cùng quan trọng đối với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của heo. Cần đảm bảo tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp.

Thức ăn cho heo thịt phải bảo đảm đủ chất dinh dưỡng theo chế độ

+ Heo dưới 30kg khẩu phần ăn phải thêm nhiều khoáng chất như: vôi, lân, bổ sung thêm các loại vitamin A, D, E.

+ Heo dưới 60kg trong khẩu phần ăn cần cung cấp đủ đạm.

+ Heo dưới 100kg cho ăn nhiều tinh bột, giảm bớt chất béo.


Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi

2. Kỹ thuật nuôi heo thịt 2 giai đoạn

 

+ Giai đoạn 1: Heo thịt nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi, có trọng lượng trung bình từ 23 - 60 kg. Bà con nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 - 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal.

+ Giai đoạn 2: Heo thịt nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi, có trọng lượng từ 61 - 105 kg, Đối với heo lớn ngày tuổi thì khẩu phần ăn của heo có từ 14 - 16 % protein thô và 3000 - 3100 kcal.

 

Đối với kỹ thuật này thì bà con nên chọn giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên.


Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi


3. Phân lô, phân đàn

 

Heo con sau khi cai sữa thì chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để chăm sóc, nuôi dưỡng hiệu quả. Dưới đây là nguyên tắc phân lô, phân đàn khi nuôi heo

+ Khi ghép không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé nhau. Mật độ theo quy định từ 10 - 35 kg có 0,4 - 0,5 m2/con, từ 35 - 100 kg có 0,8 m2/con là thích hợp.

+ Trong một lô thì các con heo nên có trọng lượng đồng đều. Nên đánh dấu, kí hiệu để theo dõi sự phát triển của từng con.


Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi


4. Kỹ thuật cho ăn, uống, vận động, vệ sinh

 

Cần cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1. Bà con nên cho ăn thức ăn tinh trước, sau đó mới cho ăn thức ăn thô sau. Cho heo ăn theo từng đợt, con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.

 

Tốt nhất, tập cho heo ăn có giờ giấc để nâng cao khả năng tiêu hóa. Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột.

Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần để heo không bị ngán. Sử dụng những thức ăn phẩm chất tốt. Cho heo uống nước theo nhu cầu. Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào.

 

Hạn chế việc vận động của heo thịt, mỗi sáng cho heo ra sân nắng khoảng một giờ, sau đó lại lùa heo vào chuồng để tắm chải.

 

Chuồng nuôi heo thịt cần phải thông thoáng, mát mẻ và vào mùa hè và ấm vào mùa đông, nền chuồng phải sạch sẽ, khô thoáng. Bà con cũng cần thường xuyên cập nhật các sản phẩm thú y tốt nhất để việc chăm sóc heo thịt trở nên dễ dàng hơn.


Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi

5. Phòng bệnh cho heo theo quy định

 

Heo cần được tiêm phòng vào lúc 8 - 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường. Đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại.

Sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung.

Đồng thời, tẩy giun sán cho heo bằng các loại thuốc như: Tetramysone, Dipterex, Levamysone trước khi đưa vào nuôi heo thịt.


Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi


6. Quản lý đàn heo thịt

 

Bà con nông dân nên chú ý theo từng giai đoạn nuôi, có thể 3 lần trong một chu kỳ nuôi heo thịt. Tiêu chuẩn ăn nên thay đổi theo trọng lượng tăng lên của lợn trong quá trình nuôi.


7. Kỹ thuật nuôi và vỗ béo heo nái loại thải

 

Trong chăn nuôi, hàng năm có khoản 20 - 25 % heo nái loại thải chuyển sang vỗ béo để giết thịt.

+ Tháng thứ nhất tiến hành thiến heo, sau khi thiến phải nuôi với chế độ dinh dưỡng cao và giữ vệ sinh sạch sẽ vết mổ

+ Tháng thứ 2 nên cho heo ăn khẩu phần thức ăn tinh 90%. Kết hợp cho heo ăn thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng thịt. Chuồng nuôi heo loại thải vỗ béo cần yên tĩnh để heo ngủ nhiều và chóng béo.

+ Nên bổ sung vitamine và khoáng chất để kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của heo.

Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi

8. Áp dụng biện pháp kỹ thuật: chọn giống, dinh dưỡng, thời gian nuôi

 

Phương pháp chọn giống: Chọn các giống như: Landrace, Large White, Hampshire và Hampshire cho lai với nhau tạo ra các loại heo có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao.

 

Một số công thức lai có năng suất cao: F2 (ĐB x MC) x LD; F2 (Y x MC) x LD; LD x Y, LD x ĐB, PiDu x LDYr cho các khu vực chăn nuôi tập trung, khu công nghiệp, các nông hộ có trình độ và khả năng đầu tư thâm canh cao.

 

Chế độ dinh dưỡng: Bà con nên áp dụng khẩu phần ăn có dinh dưỡng cao nhằm mục đích tạo thịt heo có tỷ lệ nạc cao. Sử dụng kỹ thuật nuôi heo theo 2 giai đoạn.

 

Thời gian nuôi ngắn: Kết thúc vỗ béo heo thịt vào lúc 5 - 6 tháng tuổi với trọng lượng từ 80 - 100 kg.


Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp Agrico chuyên sản xuất và gia công thức ăn chăn nuôi: thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm chất lượng với giá cả hợp lý. Liên hệ với chúng tôi 0985 836 718
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc heo thịt hiệu quả cho người chăn nuôi

CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG NÔNG NGHIỆP AGRICO

Hotline: 0985 836 718

Địa chỉ: Lô A7 – A8 đường số 11, KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Bình Định

Email: dinhduongnongnghiepagrico@gmail.com

https://thucanchannuoiagrico.blogspot.com

Phương pháp chăm sóc heo con sau cai sữa bà con cần biết

Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc…   1. Đặc điểm và kỹ thuật cai sữa...